Chả mực Hạ Long là món đặc sản nổi tiếng, được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giòn dai, mang đậm nét ẩm thực vùng biển Quảng Ninh. Du khách từ khắp nơi tới Hạ Long đều háo hức, mong muốn một lần thưởng thức món chả mực Hạ Long với hương vị dai dòn, đậm đà hương vị mặn mòi của biển. Không những được du khách, bạn bè thập phương yêu mến, chả mực Hạ Long vừa được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là món ăn ngon duy nhất chỉ ở Việt Nam. Chả mực Hạ Long đồng thời được bổ sung vào danh sách top 50 món ăn ngon. Để tạo ra những miếng chả mực hấp dẫn, quy trình chế biến cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình chế biến chả mực Hạ Long.

1. Chọn nguyên liệu

Nguyên liệu quan trọng nhất để làm chả mực Hạ Long chính là mực tươi. Mực phải được chọn từ những con mực tươi ngon, thân mực to, thịt dày và có màu trắng trong, mắt sáng. Ngoài mực, các nguyên liệu khác cần chuẩn bị bao gồm: thịt lợn xay, hành, tỏi, tiêu, nước mắm, bột nêm và dầu ăn.

Nguyên liệu để làm chả mực phải là mực mai, loại to, tươi sống.
Nguồn nguyên liệu này được các cơ sở làm chả mực giã tay chọn mua rất kỹ lưỡng.

2. Sơ chế nguyên liệu

Sau khi chọn được mực tươi ngon, bạn cần tiến hành làm sạch mực. Mực sau khi được rửa sạch với nước muối loãng, cần loại bỏ phần túi mực, mắt mực và ruột mực. Sau đó, thái mực thành từng miếng nhỏ để dễ dàng giã nhuyễn.

Loại bỏ mai, râu đen, da, ruột và bầu mực.
Mực được xử lý kỹ, rửa thật sạch.
Sau khi chế biến mực được lau sạch
Lăn thật kỹ bằng khăn sạch cho tới khi khô ráo…

3. Giã mực

Giã mực là bước quan trọng quyết định độ dai giòn của chả mực. Mực sẽ được giã bằng cối đá, theo cách truyền thống để giữ được độ tươi ngon và hương vị tự nhiên. Khi giã, cần giã nhuyễn đều tay, tránh làm mực bị nát hoặc quá nhuyễn sẽ làm mất đi độ dai của chả mực.

Mực được bỏ từng miếng một giã bằng tay. Có miếng được giã hơi rối, vừa đủ để bắt dính. Đây là điều kiện để có miếng chả mực giòn hơn.

4. Trộn nguyên liệu

Sau khi mực được giã nhuyễn, cho thêm thịt lợn xay, hành, tỏi, tiêu và các gia vị khác như nước mắm, bột nêm vào trộn đều. Việc trộn nguyên liệu cần thực hiện kỹ lưỡng để các thành phần hòa quyện vào nhau, tạo nên hỗn hợp chả mực đồng nhất.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là image-8.png
Chế biến chả mực không cần nhiều phụ gia ngoài hạt tiêu, bột nếp cái hoa vàng, hành…Trong khi giã, người ta vừa thả thêm vào đó hạt tiêu vỡ. Làm như vây hạt tiêu mới đều được vào thịt mực vì sau khi giã, mực sẽ bắt dính chắc, rất khó trộn

5. Tạo hình và chiên chả mực

Khi hỗn hợp chả mực đã hoàn thiện, bạn tiến hành nặn chả mực thành những viên nhỏ vừa ăn. Sau đó, bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn và đợi dầu nóng. Thả chả mực vào chiên ở lửa vừa cho đến khi chả mực chín vàng, giòn đều cả hai mặt.

Sau khi hoàn thành khâu giã, chả mực được nặn thành từng cái rồi bỏ vào rán vừa lửa…

6. Thưởng thức và bảo quản

Chả mực sau khi chiên có thể thưởng thức ngay khi còn nóng, ăn kèm với nước chấm chua ngọt hoặc mắm tỏi ớt. Để bảo quản, chả mực có thể được đóng gói và bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh để sử dụng dần.

Chả mực được đưa đến tay du khách có vị thơm ngon, màu vàng ruộm, vị ngọt của mực tươi…Đây là món quà ưa thích du khách thập phương mua về làm quà cho người thân